Lợi ích Chăn thả luân canh

Bò được chăn thả trong bãi quây, tránh việc gặm cỏ tràn lan quá mức

Lợi ích về sức khỏe của đàn gia súc phát sinh từ động vật được tiếp cận với cả không gian thoáng và không khí trong lành. Tự do di chuyển trong một chuyến đi dẫn đến tăng thể lựcsức mạnh thể chất của con vật, điều này hạn chế khả năng bị thương và hao gầy, và đôi khi tùy thuộc vào hệ thống làm giảm khả năng tiếp xúc với các vi sinh vậtcôn trùng gây bệnh ở mức độ cao. Trong một hoạt động nuôi dưỡng súc vật tập trung, việc một số lượng lớn động vật liên tục chiếm một diện tích nhỏ là điều bình thường.

Bằng cách so sánh, với chăn thả được quản lý, động vật có thể sống trong một môi trường tự nhiên hơn. Các động vật trải qua giai đoạn ít bệnh tật và ít bệnh về móng và chân hơn, tùy thuộc vào hệ thống luân canh được sử dụng. Đây được xem là là phương pháp chăn thả hợp lý, là mô hình cho các hoạt động bền vững bao gồm chăn thả luân canh, che phủ cây trồng và luân canh cây trồng. Chăn thả quá mức được coi là một vấn đề môi trường, nhưng với tỷ lệ chăn thả và thời gian nghỉ ngơi thích hợp, chăn thả gia súc lại có ích cho đất, carbon, và các hệ sinh thái xung quanh.

Tỷ lệ cô lập carbon trung bình toàn cầu của các phương pháp này là rất thấp, nhưng một số bằng chứng mới cho thấy các hệ thống quản lý tập trung kết hợp luân canh có thể tăng mức cô lập lên cao hơn. Mặc dù hầu hết đất chăn thả gia súc trên thế giới quá khô, song nếu có thể trồng cây ở bất cứ vị trí nào thì hệ thống sẽ tạo ra mức cô lập cao hơn 5 đến 10 lần so với chăn thả có quản lý, tương đương tỷ lệ cô lập ở mức trung bình-cao. Vật nuôi được chăn thả luân phiên trên những đồng cỏ, cánh đồng, ăn lá cây cỏ, sau đó được chuyển sang nơi khác để cây cỏ tái sinh.

Những hệ thống này có tỷ lệ cô lập carbon rất cao và sản xuất thịt hoặc sữa nhiều hơn 2 đến 10 lần trên mỗi ha. Bên cạnh đó, có thể trồng bổ sung thêm một loài cây che phủ vào kế hoạch luân canh cây trồng để có thể chăn thả gia súc có thể giúp cải thiện sức khỏe cho đất và bảo vệ môi trường, mặc dù chăn thả trên đất trồng trọt đã từng rất phổ biến, nhưng nhiều nông dân ở nhiều nước đều không áp dụng rộng rãi, hệ thống này có thể làm thay đổi chu kỳ dinh dưỡng và cải thiện khả năng phục hồi của đất và việc thực hành về lâu dài có thể làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chăn thả luân canh http://www.extension.iastate.edu/publications/pm16... http://www.uwrf.edu/grazing/ http://www.cias.wisc.edu/crops-and-livestock/milki... http://www.cias.wisc.edu/wp-content/uploads/2008/1... http://www.glti.nrcs.usda.gov/technical/publicatio... http://equinenaturalhealth.co.uk/pasture-managemen... https://web.archive.org/web/20080517165114/http://... https://web.archive.org/web/20081121125922/http://... https://web.archive.org/web/20090117053152/http://... https://web.archive.org/web/20170124183950/http://...